LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

 

Lý luận chính trị cho người Chăm và thế giới

CHỦ NGHĨA LY KHAI XÉT LẠI

Sri Samri, 2019

Quan điểm chính trị của tôi

Tôi bắt đầu hoạt động văn hóa, viết báo, làm thơ từ năm 2011, khi đó tôi còn là sinh viên năm 2. Cộng đồng Chăm biết đến tôi qua bài viết "Trúng apuh".

Tư tưởng chính trị của tôi được chia làm 3 thời kỳ

1- Trước năm 2013: Thời kỳ này tôi vẫn còn là một người trung lập, không theo phe nhóm nào.

2- Từ năm 2013 đến 2015: Lúc này tôi đã có chính kiến nhưng suy nghĩ còn non. Tôi đã theo quan điểm của các phe nhóm ly khai như Inrasara. Ysa Cosiem, TS. Quãng Đại Cẩn...

Thời gian này tôi có tham gia hoạt động trong Ban biên tập Tagalau, phụ trách mục Sáng tác tiếng Chăm. Tôi chịu ảnh hưởng tư tưởng từ họ. Điển hình cho khuynh hướng này là tôi đã ủng hộ chữ akhar thrah cải biên của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm. Tôi đã cố gắng biện hộ cho các phe nhóm ly khai này.

3- Từ năm 2016: Tư tưởng của tôi ở thời gian này đã chín chắn. Sau một thời gian nghiên cứu triết học, tôi đã tìm được một hướng đi mới sẽ thống nhất được cả thế giới, tất nhiên là thống nhất luôn cả Chăm, nhưng tôi phải giải quyết vấn đề Chăm trước.

Để thể hiện chính kiến của mình, tôi đã viết "Mặt trái của thế lực văn hóa ly khai" để phản biện phe nhóm của Inrasara. Tôi nghĩ mình phải xét lại đường lối hoạt động của họ vì tôi nhận ra sự bế tắc trong đó.

Tư duy biện chứng về sự phát triển giữa chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa ly khai của tôi chỉ mới hình thành từ năm 2016 nhưng sơ đồ thống nhất tôn giáo tôi đã vẽ từ cuối năm 2013.

Tư tưởng chính trị của tôi phát triển theo sự gia tăng kiến thức chính trị của mình. Tôi bắt đầu nghiên cứu chính trị từ năm 2013 nhưng tôi chỉ thực sự tìm được triết lý của Chủ nghĩa ly khai xét lại từ năm 2016.

Tư duy biện chứng của Sri Samri là gì?

Theo khái niệm biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, tư tưởng của con người phát triển tuần tự, gồm tam đoạn luận:

1. Chính đề: Quan điểm khởi đầu, tôi gọi là chủ nghĩa bảo thủ.

2. Phản đề: Quan điểm đối lập với chính đề, tôi gọi là chủ nghĩa ly khai.

3. Hợp đề: Sự thống nhất giữa chính đề và phản đề, tôi gọi là chủ nghĩa ly khai xét lại.

 

 

TUYÊN NGÔN

Toàn cầu hóa là sự nghiệp thống nhất loài người trong toàn cầu. Thế giới là một chỉnh thể thống nhất. Mọi thành tố trong hệ thống của thế giới đều được bảo toàn trong trạng thái chuyển động. Tất cả các dân tộc, các chủng tộc và các giá trị của nền văn hóa loài người đều được bảo toàn trong quá trình phát triển.

1. Về tôn giáo, thế giới nằm dưới sự chi phối của ba bộ phận là Christianity, Islam và chủ nghĩa vô thần cộng sản. Chủ nghĩa vô thần đóng vai trò là trung gian kết nối giữa các thành viên thuộc các tôn giáo khác nhau.

2. Về sứ mệnh lãnh đạo, mô hình biện chứng mới được thiết lập cho loài người là mô hình biện chứng về sự phát triển, đó là sự đấu tranh và thống nhất giữa chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa ly khai.

3. Phép cân bằng động là phương pháp luận triết học mới nhất cho loài người dựa vào tư duy tổng hợp. Phương pháp này tạo ra "sự lắp ráp", "sự kết dính" các thành tố trong xã hội lại thành một khối thống nhất để bảo toàn các thành tố của nó trong trạng thái chuyển động.

 

LÝ LUẬN

I- HỆ THỐNG

1. Khái niệm hệ thống

Hệ thống (system) là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau và toàn bộ tập hợp đó có tính chất không thể quy về thành tính chất của từng yếu tố, từng mối liên kết đứng riêng rẽ.

Các yếu tố được hiểu là các bộ phận của hệ thống, không chia nhỏ thêm được nữa trong cách xem xét vấn đề. Ví dụ, trong tuyên ngôn của Chủ nghĩa ly khai xét lại, các yếu tố bao trùm hệ thống tôn giáo của xã hội loài người trong toàn cầu gồm có ba bộ phận là Christianity, Islam và chủ nghĩa vô thần cộng sản. Ba bộ phận này chi phối các tôn giáo còn lại.

Các mối liên kết (connections) được hiểu là sự liên hệ, trao đổi, tương tác, ảnh hưởng, phụ thuộc... giữa các yếu tố. Khi nói hai yếu tố liên kết với nhau, có nghĩa là yếu tố này tác động lên yếu tố kia và ngược lại. Tập hợp các mối liên kết giữa các yếu tố được gọi là cấu trúc của hệ thống. Trong hệ thống xã hội, có nhiều mối liên kết dựa trên thân tộc, quyền lực, văn hóa, tôn giáo...Ví dụ, sự liên kết giữa các dân tộc cùng tôn giáo với nhau. Chi tiết hơn cả là sự liên kết giữa các cá nhân có cùng niềm tin tôn giáo. Mối liên kết dựa trên ý thức tôn giáo được gọi là chức năng cấu trúc của tôn giáo.

Cấu trúc là khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội. Theo định nghĩa của Arthur Reginald Radcliffe-Brown:

"Cơ quan sinh vật là sự liên kết giữa các tế bào và các chất lỏng với nhau được sắp xếp trong mối quan hệ giữa cái này với cái khác, nó không phải là một tổng số mà là sự liên kết của toàn bộ sự sống. Hệ thống các mối quan hệ những đơn vị có liên quan là một cấu trúc hữu cơ. Bản thân tổ chức không phải là cấu trúc; mà là tập hợp các đơn vị (bao gồm các tế bào và các phân tử) được sắp xếp trong một cấu trúc, tức là trong tập hợp các mối quan hệ; tổ chức có cấu trúc. Và vì vậy cấu trúc có thể được định nghĩa như là một tập hợp các mối quan hệ giữa những thực thể. Qua thời gian, các tế bào hợp thành của nó không còn nguyên vẹn như trước. Nhưng sự sắp xếp cấu trúc của các đơn vị cấu thành vẫn giữ nguyên."

Vì tôn giáo có vai trò tạo cấu trúc cho hệ thống xã hội nên nó gắn liền với hệ thống xã hội đó về ý thức hệ chính trị. Đó là nguyên nhân không thể tách rời tôn giáo với chính trị.

Tính toàn thể của hệ thống (wholeness) là những tính chất mà từng yếu tố, từng mối liên kết đứng riêng rẽ không có, nghĩa là “cái toàn thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó”. Ví dụ, máy bay ngoài những tính chất của các bộ phận ra, nó còn có tính toàn thể là bay, đặc tính này không thể quy về các bộ phận riêng rẽ của máy bay.

Khái niệm hệ thống mang tính tương đối, một yếu tố thuộc hệ thống cho trước, trong cách xem xét khác, nó lại thỏa mãn định nghĩa hệ thống. Để phân biệt người ta gọi nó là hệ dưới (subsystem), còn hệ thống lớn hơn chứa hệ thống nhỏ đó được gọi là hệ trên (supersystem). Ví dụ, khi chọn xã hội loài người trong toàn cầu là một hệ thống toàn vẹn về tôn giáo thì bản thân các yếu tố Christianity, Islam, cộng sản trong cách xem xét chi tiết hơn cũng thỏa mãn định nghĩa hệ thống, được gọi là hệ dưới; khi đó hệ thống tôn giáo trong toàn cầu của xã hội loài người được gọi là hệ trên.

Khái niệm hệ thống mang tính khái quát rất cao, bất kỳ đối tượng vật chất, tinh thần nào đều có thể xem là hệ thống.

Ví dụ:

Phân tử nước là tập hợp các yếu tố gồm hai nguyên tử hyđrô và một nguyên tử ôxy liên kết với nhau, toàn bộ phân tử nước có các tính chất: không cháy, lỏng ở nhiệt độ phòng, đó là tính toàn thể, không thể quy về thành những tính chất của các nguyên tử hyđrô, ôxy.

Một từ ngữ, ví dụ từ "học", là tập hợp các chữ cái và dấu liên kết với nhau và toàn bộ từ có nghĩa không thể quy về thành nghĩa của từng chữ cái và dấu đứng riêng rẽ.

2. Độ bền của cấu trúc xã hội

Hệ thống tộc người sẽ bị phá hủy trong hai trường hợp

- Tất cả các phần tử (các yếu tố) của hệ thống bị tiêu diệt: Trong lịch sử nhân loại nhiều trường hợp các bộ lạc tiêu diệt nhau, giết hết các thành viên trong bộ lạc của kẻ địch, tạo ra nạn diệt chủng dẫn đến sự tuyệt chủng của các tộc người.

- Các mối liên kết (cấu trúc) giữa các phần tử của hệ thống bị phá hủy: Các mối liên kết trong hệ thống xã hội là tôn giáo, văn hóa, tổ chức cộng đồng... Khi các nhân tố là mối liên kết này bị phá hủy thì hệ thống sẽ tan rã. Đây là con đường bị đồng hóa và tiêu vong ngay cả ở thời bình. Lúc này cộng đồng sẽ không tồn tại.

Ở đây chúng ta phân tích sâu vào trường hợp thứ hai. Độ bền của cấu trúc là sự gắn bó khăng khít giữa các yếu tố trong hệ thống. Trong phạm vi bài này ta xét độ bền của cấu trúc cộng đồng, xã hội.

Cấu trúc cộng đồng là tập hợp các mối liên kết giữa các cá nhân trong cộng đồng. Con người thường liên kết với nhau dựa trên tôn giáo, thân tộc, tổ chức cộng đồng... Trong đó mối liên kết dựa trên tôn giáo là yếu tố mang màu sắc chính trị. Mối liên kết dựa trên thân tộc, tức là quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ thường chỉ là quan hệ huyết thống.

Bây giờ ta xét độ bền về mối liên kết tôn giáo. Không phải tôn giáo nào cũng có độ bền cấu trúc như nhau. Trên thực tế nhiều xã hội theo các tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật linh giáo có cấu trúc khá lỏng lẻo, độ bền không cao dẫn đến tình trạng là cộng đồng của họ bị rạn nứt, các mối liên kết bị "đứt", không đứng vững trước sự xâm nhập từ xã hội bên ngoài, hậu quả là họ bị đồng hóa.

Cấu trúc xã hội là một khái niệm không nhìn thấy được nên nó rất trừu tượng. Để phát hiện ra cấu trúc xã hội ta phải quan sát các sự kiện lặp đi lặp lại theo các tần số của nó.

Cấu trúc nào có tần số càng lớn thì càng bền. Đây chính là nguyên lý.

Điều này có nghĩa là tôn giáo nào được thực hành càng nhiều thì mối liên kết giữa các thành viên càng chặt chẽ.

Vấn đề phát sinh đối với tín ngưỡng bản địa Chăm là khi thực hành tôn giáo nhiều như vậy thì sẽ gây tốn kém tiền của, đặc biệt là các tập tục cúng tế. Giải pháp cho vấn đề này là ta phải khuyến khích người Chăm cầu nguyện nhiều để làm tăng độ bền của cấu trúc cộng đồng. Tuy nhiên chúng ta phải hạn chế các tục cúng tế.

3. Bảo vệ sự tồn tại của các tộc người thiểu số

Có bao giờ bạn nghĩ đến một viễn cảnh thế giới này chỉ còn duy nhất một chủng tộc tồn tại, cụ thể là chỉ còn sự hiện hữu của 1 trong 4 đại chủng là Europeoid, Mongoloid, Negroid, Australoid? Hoặc một viễn cảnh tồi tệ hơn là chỉ còn duy nhất một dân tộc tồn tại? Viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta không có chính sách ngay từ bây giờ.

Tộc người cần được nhìn nhận theo lý thuyết hệ thống. Hệ thống là tập hợp các phần tử liên kết với nhau và nó có tính toàn thể.

Trước hết ta bàn các phần tử của hệ thống tộc người. Nó có nghĩa là tập hợp các thành viên của tộc người. Trong lịch sử nhiều tộc người đã bị tuyệt chủng do chiến tranh vì các thành viên của tộc người đó bị giết hết.

Sự tiêu vong của tộc người vẫn diễn ra ngay trong thời bình khi các mối liên kết tộc người bị "đứt" hoặc bị sáp nhập vào một tộc người đông hơn. Các mối liên kết tộc người thể hiện qua tôn giáo, văn hóa, tổ chức cộng đồng...

Giải pháp cho vấn đề này là ta phải tăng kích thước cho hệ thống và tăng các mối liên kết giữa các phần tử trong hệ thống. Tăng kích thước là tăng số lượng các phần tử, tức là tăng dân số cho các tộc người ít dân. Đồng thời ta phải thiết lập thêm các mối quan hệ trong tộc người thiểu số như tăng cường tổ chức cộng đồng, tạo cấu trúc tôn giáo bền vững...

Trước khi xảy ra nạn diệt chủng, dân số Chăm ít nhất là phải trên 1.000.000 người. Theo PB. Lafont dân số Chăm cuối thế kỷ 19 trên lãnh thổ cũ của Champa ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là 40.000 người, ngày nay dân số Chăm ở hai tỉnh này là 100.000 người. Nếu tính cả người Chăm ở An Giang và người Chăm Hroi ở Phú Yên thì dân số Chăm ở Việt Nam ngày nay có khoảng 200.000 người. Dân số Chăm phục hồi quá chậm.

 Để thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng và tiêu vong, chúng ta phải khôi phục dân số. Chăm phải tăng dân số lên 1.000.000, có như vậy chúng ta mới đủ sức để cạnh tranh với các cộng đồng dân tộc khác.

 Thời gian để chúng ta khôi phục dân số từ 200.000 người lên 1.000.000 người có lẽ phải mất 1 thế kỷ. Hy vọng ở thế kỷ 22, dân số Chăm ở Việt Nam là 1.000.000 người, có như vậy chúng ta mới có đủ cơ hội để đảm bảo sự phát triển bền vững.

 Các vấn đề về tộc người thiểu số không thể giải quyết qua nền dân chủ, nghĩa là không thể giải quyết qua bầu cử vì họ có quá ít dân số, không thể thắng tộc người đa số bởi quan điểm của nền dân chủ là mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc bầu cử, theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số.

 4. Vấn đề cải đạo của tộc người thiểu số

Một cộng đồng người có thể cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác, điều này là sự thay đổi rất rõ rệt về cấu trúc tôn giáo. Cấu trúc tôn giáo là trật tự liên kết giữa các cá nhân trong cộng đồng tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau có sự ngăn cách về cấu trúc khiến các tín đồ giữa tôn giáo này có một khoảng cách về lối sống.

Điều này có nghĩa là, cộng đồng nhỏ theo tôn giáo khác với cộng đồng lớn thì cộng đồng nhỏ đó khó hoà nhập với cộng đồng lớn nhưng chính sự ngăn cách này lại tạo điều kiện cho cộng đồng nhỏ duy trì được sự tồn tại độc lập của mình.

Khi một cộng đồng nhỏ tiếp nhận tôn giáo từ một cộng lớn hơn thì sẽ có sự tương đồng về cấu trúc tôn giáo. Cấu trúc xã hội trong một cộng đồng không phải chỉ có tôn giáo, cấu trúc còn bao gồm cả thân tộc, quyền lực, tổ chức cộng đồng... Khi họ theo cùng một tôn giáo thì cấu trúc tôn giáo đã giống nhau, nếu cộng đồng nhỏ không có sự khác biệt về các hình thức cấu trúc khác trong xã hội thì cộng đồng nhỏ đó rất dễ bị "hoà tan", bị sáp nhập vào một cộng đồng lớn có cùng tôn giáo với họ.

Vì vậy bên cạnh cấu trúc tôn giáo, các cộng đồng nhỏ của các tộc người thiểu số phải có các hình thức cấu trúc riêng cho xã hội mình. Cấu trúc có thể được tạo dựng và thay thế, miễn sao có sự liên kết vững chắc giữa các thành viên để tạo thành một cộng đồng.

5. Chức năng phần tử và chức năng cấu trúc

Chức năng phần tử là vai trò đáp ứng nhu cầu cá nhân như ăn uống, giải trí... Nhu cầu cá nhân đặt nặng yêu cầu về kinh tế. Một con người có thể sống thoải mái chỉ cần có nhiều tiền mà không cần phải hiểu biết nhiều về văn hóa.

Chức năng cấu trúc là vai trò liên kết các cá nhân để tạo thành một cộng đồng. Sự liên kết này dựa vào tôn giáo, văn hóa... Cấu trúc này chỉ được tạo dựng bởi những người am hiểu văn hóa. Các sản phẩm văn hóa đóng vai trò tạo cấu trúc cho xã hội. Kinh tế chỉ đóng vai trò thứ yếu, không phải là yếu tố quan trọng nhất đối với cấu trúc xã hội.

Một cộng đồng người nghèo đói nhưng vẫn liên kết được với nhau chặt chẽ và bền vững thông qua tôn giáo, văn hóa, tổ chức cộng đồng... tuy nhiên nhiều cộng đồng người giàu có vẫn tan vỡ do mối liên kết giữa các thành viên lỏng lẻo, tức là tôn giáo, văn hóa của họ không tạo được cấu trúc bền vững.

Tuy nhiên, hoạt động kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức cộng đồng. Trong nhiều trường hợp vì nhu cầu việc làm nhiều người đã rời bỏ cộng đồng của mình để đến sinh sống ở những khu vực khác, cộng cư với dân tộc khác khiến họ dễ bị đồng hóa. Khi con người sinh sống ở những vùng miền cách xa nhau thì yêu cầu tổ chức cộng đồng không thể đảm bảo. Nhu cầu kinh tế có thể gián tiếp làm giải thể cấu trúc xã hội. Suy cho cùng, kinh tế chỉ tác động đến việc tổ chức cộng đồng, bản thân kinh tế không phải là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội; tổ chức cộng đồng mới là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội.

Hoạt động văn hóa là công tác cộng đồng và nó đóng vai trò tạo dựng cấu trúc cho xã hội. Tôn giáo, văn hóa chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với nhu cầu của cá nhân nhưng nó là yếu tố sống còn đối với cộng đồng.

6. Bộ máy quan liêu

6.1. Khái niệm

Do chịu ảnh hưởng từ vết xe đổ trong bộ máy quan liêu bao cấp của cộng sản, nhiều người ở Việt Nam thường có ác cảm với thuật ngữ "bộ máy quan liêu", nguyên nhân là do họ không hiểu thuật ngữ này.

Thực ra thuật ngữ "bộ máy quan liêu" không xuất phát từ mô hình tổ chức của cộng sản, nó xuất phát từ lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, một nhà xã hội học người Đức.

Theo Max Weber, hành động xã hội chỉ được thực hiện dưới sự chỉ đạo của một lực lượng tinh hoa để cưỡng chế các cá nhân, gắn kết các cá nhân lại để tạo thành một tập hợp người nhằm đạt mục đích. Lực lượng tinh hoa đó được gọi là bộ máy quan liêu. Người đứng đầu bộ máy quan liêu được gọi là đầu sỏ.

Bộ máy quan liêu có tác dụng cưỡng chế các phần tử liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống chuyển động có hướng.

Bộ máy quan liêu có bản chất là sự phân bậc về quyền hạn. Cấp dưới phục tùng cấp trên. Các cơ quan hành chính của các tổ chức là một bộ máy quan liêu. Các tổ chức không có sự bình đẳng về quyền hạn giữa các thành viên. Cấp dưới phải nằm dưới sự chỉ đạo của cấp trên. Giả sử có sự bình đẳng về quyền hạn trong một nhóm người thì nhóm người đó sẽ không biết nghe ai và tổ chức không tồn tại.

Bộ máy quan liêu là điều kiện căn bản để hình thành một tổ chức.

Bộ máy quan liêu trong quân đội là điển hình nhất. Quân đội là môi trường của mệnh lệnh. Nếu cấp dưới chống lệnh từ cấp trên thì sẽ bị tiêu diệt. Quân đội được tổ chức theo cấp bậc rất khắt khe.

Lưu ý rằng, bộ máy quan liêu là lực lượng đại diện cho tiếng nói của toàn thể hệ thống nhưng chúng ta chỉ trung thành với tính toàn thể của hệ thống, chứ không trung thành với bộ máy quan liêu, vì trong nhiều trường hợp bộ máy quan liêu có biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, độc tài... Đối với hệ thống dân tộc, tính toàn thể là tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc... Đối với hệ thống quốc gia, tính toàn thể là lòng yêu nước... Đối với hệ thống tôn giáo, tính toàn thể là đức tin...

6.2. Quốc gia là gì? Quốc gia có phải là của toàn dân?

Quốc gia là bộ máy quan liêu có quân đội và lãnh thổ. Mọi tổ chức đều có bộ máy quan liêu nhưng chỉ có tổ chức nhà nước là bộ máy quan liêu có quân đội và lãnh thổ.

Nhà nước không bao giờ là của toàn dân.

Đã nói tới bộ máy quan liêu thì luôn luôn là sự bất bình đẳng vì bộ máy quan liêu có bản chất là sự phân bậc về quyền lực, trong đó quyền lực được xếp theo hình kim tự tháp, quần chúng ở dưới đáy, càng lên cao thì quyền lực càng tập trung vào tay của một tập đoàn chính trị, và đỉnh của tháp là đầu sỏ chính trị, nghĩa là một người đứng đầu bộ máy nhà nước.

Mọi xã hội muốn tồn tại thì điều kiện đầu tiên là họ phải có tổ chức, trong khi đó hạt nhân của tổ chức là bộ máy quan liêu. Điều này có nghĩa là xã hội loài người không bao giờ là bình đẳng.

Sự bất bình đẳng là quy luật tự nhiên để hình thành nên các quần thể của các loài động vật. Các loài như ong đều có ong chúa, kiến đều có kiến chúa, đàn bò, đàn khỉ đều có con đầu đàn ... Hiển nhiên là các con vật đứng đầu quần thể của mình đều chiếm hữu những quyền lợi tối thượng.

Xã hội loài người cũng tuân theo quy luật của tự nhiên. Tuy nhiên chúng ta là loài sinh vật đặc biệt nên chúng ta biết cải tạo xã hội và chúng ta đã xóa bỏ nền quân chủ chuyên chế, tức là xóa bỏ nhà nước do vua nắm quyền tuyệt đối. Nhưng chúng ta không bao giờ xóa bỏ hẳn quy luật bất bình đẳng của các loài sinh vật.

Thực ra loài người chỉ chuyển đổi từ mô hình tổ chức của bộ máy nhà nước chuyên chế cá nhân thành bộ máy nhà nước chuyên chế tập thể.

Nhà nước chuyên chế cá nhân là do một người nắm quyền tuyệt đối, nhà nước chuyên chế tập thể là do một xã hội người nắm quyền thống trị các xã hội khác cùng chung sống trong một quốc gia.

Có thể chia nhà nước chuyên chế tập thể thành nhà nước chuyên chế dân tộc và nhà nước chuyên chế tôn giáo. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều có chuyên chế dân tộc, tức là tổ chức nhà nước trong đó một dân tộc có quyền lợi lên trên các dân tộc khác cùng chung sống trong một quốc gia. Một vài trường hợp hiếm là nhà nước chuyên chế tôn giáo, điển hình là Ấn Độ, nhà nước chuyên chế của đạo Bà La Môn, không có chuyên chế dân tộc.

Tuy nhiên người ta thường tổ chức nhà nước theo kiểu kết hợp cả hai mô hình tổ chức bộ máy nhà nước kể trên, tức là các nhà nước vừa có chuyên chế dân tộc vừa có chuyên chế tôn giáo. Hầu hết các quốc gia phương Tây vừa có chuyên chế dân tộc vừa có chuyên chế tôn giáo là Christianity. Hầu hết các quốc gia Trung Đông vừa có chuyên chế dân tộc vừa có chuyên chế tôn giáo là Islam. Các quốc gia cộng sản vừa có chuyên chế dân tộc vừa có chuyên chế cộng sản.

Karl Marx hiểu rằng nhà nước không bao giờ là của toàn dân nên ông có ảo tưởng muốn xóa bỏ hoàn toàn quốc gia. Tư tưởng này của ông thực ra là sự đố kỵ của người Do Thái với các dân tộc có nhà nước vì thời của ông người Do Thái không có nhà nước.

Quốc gia là sự bất bình đẳng nhưng chúng ta không bao giờ xóa bỏ được quốc gia, vì chúng ta chỉ cải thiện được quy luật của tự nhiên, chứ chúng ta không bao giờ xóa bỏ được quy luật của tự nhiên.

6.3- Tầng lớp thầy cúng và tu sĩ Bàni

Tầng lớp thầy cúng chi phối tín ngưỡng dân gian. Tầng lớp tu sĩ thì chi phối giáo lý, giáo luật Bàni vốn xuất phát từ Islam.

-Thầy cúng

Tầng lớp thầy cúng (shaman) là những người lớn tuổi, ít nhất là trên 60 tuổi, càng lớn tuổi hơn càng được trọng dụng. Tầng lớp này vẫn còn hiện diện trong cộng đồng Bàni, phụ trách các nghi lễ dân gian của cộng đồng này. Tầng lớp thầy cúng người Chăm hiện nay cũng tương tự tầng lớp thầy cúng và già làng của các dân tộc Tây Nguyên.

Các nghi lễ dân gian do thầy cúng thực hiện có nguồn gốc là tín ngưỡng nguyên thủy. Tín ngưỡng nguyên thủy là tín ngưỡng bản địa có trước khi Bà La Môn và Islam được du nhập. Hiện nay cộng đồng Bàni vẫn còn hiện hữu nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng bản địa như tục éw baoh, tuh aia....

-Tu sĩ

Tầng lớp tu sĩ (clergy) của Bàni hiện nay có tiền thân là các giáo sĩ Islam. Khi Islam được du nhập vào Champa thì chỉ có tầng lớp giáo sĩ mới thực hiện đúng luật Islam.

Trải qua quá trình biến đổi, cải tổ thì các giáo sĩ Islam đã được tổ chức thành một tầng lớp tu sĩ không chỉ đóng vai trò giữ gìn giáo lý, giáo luật cho Bàni mà còn đảm nhiệm yêu cầu tổ chức xã hội lúc bấy giờ.

Tu sĩ Bàni đóng vai trò tương tự bộ máy quan liêu, sự sắp xếp về thứ bậc trong vị trí của các tín đồ và trong nội bộ của tầng lớp tu sĩ. Lực lượng này đóng vai trò cưỡng chế cá nhân tín đồ để thực hiện hành động xã hội dựa vào thiết chế tôn giáo.

Khi người Chăm tiếp nhân Islam thì họ vẫn không từ bỏ tín ngưỡng nguyên thủy của mình dẫn đến hiện tượng dung hòa giữa Islam và tín ngưỡng bản địa. Bằng chứng là cho đến nay cơ cấu tổ chức cộng đồng dựa trên nền tảng tín ngưỡng nguyên thủy vẫn còn tồn tại. Giả thiết nếu người Chăm bỏ tín ngưỡng này khi vào Islam thì chắc chắc là cơ cấu tổ chức xã hội dựa vào thầy cúng như hiện nay phải bị giải thể, điều này ngược lại với thực tế là cơ cấu tổ chức dựa vào thầy cúng vẫn tồn tại.

7. Khoảng cách địa lý với sự tồn tại độc lập của tộc người

Mối quan ngại nhất của các tộc người thiểu số là "sự hoà tan", sự sáp nhập vào một cộng đồng lớn. Bài này sẽ phân tích để làm rõ thêm về vấn đề này.

Khi một cộng đồng nhỏ sống cạnh một cộng đồng lớn thì cộng đồng nhỏ thường chịu ảnh hưởng từ cộng đồng lớn từ tôn giáo, văn hoá và cộng đồng nhỏ thường là cộng đồng bị cai trị. Vì vậy mọi nỗ lực của cộng đồng thiểu số là duy trì sự tồn tại độc lập của mình.

Cộng đồng nhỏ có thể tiếp nhận tôn giáo, văn hóa từ cộng đồng lớn nhưng mối quan tâm của chúng ta không phải là tôn giáo, văn hoá xấu hay tốt. Mối quan tâm của bài viết này là mối quan hệ giữa tôn giáo, văn hóa với các sự kiện xã hội. Chúng ta quan tâm đến tôn giáo, văn hoá là vì nó ảnh hưởng tới quyền lực chính trị và sự tồn vong của tộc người.

Trước đây khi phương tiện giao thông chưa phát triển, con người đi lại khó khăn, dẫn đến sự tồn tại biệt lập của các tộc người. Điều này có tác dụng giúp các cộng đồng nhỏ duy trì sự tồn tại độc lập một cách dễ dàng. Các cộng đồng lớn không dễ xâm nhập vào cộng đồng nhỏ vì họ phải tốn rất nhiều thời gian để tiếp cận.

Khoảng cách địa lý cũng giúp các cộng đồng nhỏ có thể bố trí quân lực phòng ngự. Vì vậy khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố giúp hình thành nên các quốc gia độc lập.

Hiện nay do phương tiện giao thông phát triển, từ hàng không, hàng hải đến đường bộ, loài người hầu như đã xoá bỏ khoảng cách về địa lý. Tình hình này dẫn đến khả năng các cộng đồng lớn dễ dàng xâm nhập vào cộng đồng nhỏ của các tộc người thiểu số.

Với tình cảnh như hiện nay thì yếu tố bền vững nhất để chúng ta có thể tận dụng để bảo vệ sự tồn tại độc lập của các tộc người thiểu số là cấu trúc. Trở lại với khái niệm cấu trúc, công trình lý luận chính trị của tôi nhấn mạnh vào khái niệm này.

II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC

1. Mô hình biện chứng về sự phát triển

1.1- Phép biện chứng là gì?

1.1.1- Định nghĩa phép biện chứng

Phép biện chứng (dialectics) là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập (A) và (-A) cùng tồn tại thống nhất trong một chỉnh thể. Chỉnh thể là một thực thể hoàn chỉnh, một hệ thống toàn vẹn.

Hai mặt đối lập trong phép biện chứng tuy có thuộc tính bài trừ, phủ định nhau nhưng chúng gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng đồng thời tồn tại và không thể tách rời. Sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập bao giờ cũng có nhân tố giống nhau, chúng có sự đồng nhất, do đó mặt đối lập này có thể chuyển hóa sang mặt đối lập kia.

1.1.2- TRIZ

Mâu thuẫn của phép biện chứng là mâu thuẫn vật lý (physical contradiction) của TRIZ, đó là công cụ ứng dụng của phép biện chứng vào các lĩnh vực cụ thể trong đời sống.

Có ba loại mâu thuẫn thường gặp khi suy nghĩ, thực hiện giải quyết vấn đề và ra quyết định được Genrich Saulovich Altshuller tìm ra.

- Mâu thuẫn hành chính: Biết mục đích để làm của một vấn đề nhưng lại không biết cách làm để đạt mục đích đó.

Mâu thuẫn hành chính thường gặp trong cơ quan hành chính khi cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới thường chỉ nêu mục đích cần đạt mà không chỉ cách làm cụ thể để đạt mục đích đó. Ví dụ, cấp trên chỉ thị: Mỗi người mỗi tháng phải có ít nhất một sáng kiến, doanh thu năm nay phải tăng 20% so với năm ngoái...

- Mâu thuẫn kỹ thuật: Đây là mâu thuẫn khi giải quyết được mặt A tốt lên thì khiến mặt B xấu đi.

Mâu thuẫn kỹ thuật thường gặp trong chế tạo kỹ thuật công nghệ, máy móc...

Ví dụ: Để ô tô chạy được trên đường nhiều ổ gà, mô đất đá cản trở thì sàn xe phải ở vị trí càng cao so với mặt đường càng tốt. Điều này làm trọng tâm của xe ở vị trí càng cao, càng dễ bị lật.

- Mâu thuẫn vật lý: Thành phần của hệ thống vừa phải có mặt (A) để đạt mục đích này và vừa phải có mặt (-A) để đạt mục đích khác trong khi (A) và (-A) là hai mặt đối lập loại trừ nhau. Mâu thuẫn vật lý thể hiện bản chất của phép biện chứng.

Các mặt đối lập loại trừ nhau (A) và (-A) thường là trạng thái, tính chất vật lý của các đối tượng vật chất. Sự tồn tại thống nhất giữa (A) và (-A) trong một thực thể.

Ví dụ: Ánh sáng và các hạt cơ bản vừa có tính chất sóng (A), vừa có tính chất hạt (-A). Tinh thể lỏng (Liquid Crystal), dung dịch rắn (Solid Solutions) là sự tồn tại thống nhất giữa hai tính chất vật lý rắn và lỏng, tức là các đối tượng này vừa có tính chất của trạng thái rắn (A) vừa có tính chất của trạng thái lỏng (-A).

Mâu thuẫn vật lý là mâu thuẫn thể hiện bản chất của vấn đề. Do vậy để giải quyết vấn đề ta phải đi từ mâu thuẫn hành chính, kế tiếp là mâu thuẫn kỹ thuật và điểm “huyệt”, chìa khóa của vấn đề là mâu thuẫn vật lý.

Mâu thuẫn vật lý là đi ngược lại với logic hình thức (logic truyền thống) do vậy người ta không thể sử dụng logic hình thức để giải quyết mâu thuẫn vật lý. Trong trường hợp này, logic biện chứng được xây dựng.

Lưu ý rằng, bạn cần hiểu các khái niệm mâu thuẫn ở trên theo nghĩa rộng, nghĩa khái quát. Đừng căn cứ vào tên gọi mà cho rằng khái niệm mâu thuẫn hành chính chỉ có trong lĩnh vực hành chính, mâu thuẫn kỹ thuật chỉ có trong lĩnh vực kỹ thuật hay mâu thuẫn vật lý chỉ có trong vật lý học. Về mặt nguyên tắc, chúng đều có mặt trong các bài toán cụ thể của bất kỳ lĩnh vực nào.

Mâu thuẫn trong sự phát triển giữa tính ổn định và tính thay đổi được trình bày ở phần sau cũng là mâu thuẫn vật lý.

1.1.3- Các ví dụ về TRIZ

Ví dụ 1: Theo G.S. Altshuller, vào năm 800 trước Công nguyên, Carl lên ngôi đại đế cần phải được sự tấn phong của Giáo hoàng, do Giáo hoàng đội vương miện lên đầu nhà vua nhưng Carl không ngồi yên cho Giáo hoàng đội. Trong lúc Giáo hoàng nhấc vương miện để chuẩn bị đội lên đầu Carl thì Carl đã “cướp lấy” vương miện từ tay Giáo hoàng và tự đội lên đầu mình.

Việc này xuất hiện các mâu thuẫn như sau:

- Mâu thuẫn hành chính, nếu Carl để Giáo hoàng đội vương miện cho mình thì hóa ra Giáo hoàng ban cho Carl quyền làm vua, vì vậy khi nào không thích Giáo hoàng có thể phế truất. Vậy Carl làm cách nào để Giáo hoàng đừng nghĩ đến chuyện phế truất mình? Carl muốn gửi thông điệp cảnh cáo tới Giáo hoàng.

- Mâu thuẫn kỹ thuật

+ Nếu Carl không cho Giáo hoàng đội vương miện cho mình thì Giáo hoàng hiểu rằng Carl tự lên ngôi, tự giành quyền lực. Trong trường hợp này Giáo hoàng không có quyền phế truất Carl nhưng việc lên ngôi không được coi là chính thức, các quan chức và dân chúng sẽ không phục, thậm chí có thể gây nội chiến.

+ Nếu Carl để Giáo hoàng đội vương miện cho mình như các vị vua trước đây thì ngôi vua là hợp lệ, quan chức và dân chúng phục nhưng Giáo hoàng không biết thông điệp cảnh cáo của Carl.

- Mâu thuẫn vật lý

Carl phải cho Giáo hoàng đội vương miện cho mình (A) để việc lên ngôi là chính thức và không cho Giáo hoàng đội vương miện cho mình (-A) để Giáo hoàng hiểu thông điệp cánh cáo của mình.

Giải quyết mâu thuẫn vật lý: Khi Giáo hoàng nhấc vương miện khỏi nơi đặt và đưa về phía đầu Carl, mọi người đều đã hiểu rằng Giáo hoàng đồng ý cho Carl làm vua, việc lên ngôi vua đã chính thức. Nhưng thay vì ngồi yên cho Giáo hoàng đội lên đầu, mới được nửa đường thì Carl “đón lấy” (dưới mắt của mọi người) và “cướp lấy” (dưới mắt Giáo hoàng) vương miện và tự đội lên đầu mình. Thông điệp cảnh cáo của Carl đã được gửi đến Giáo hoàng.

Ví dụ 2: Cũng theo G.S. Altshuller, trong một chương của tiểu thuyết “Mười năm sau”, A. Dumas kể về việc Portos đặt may bộ quần áo mới với điều kiện không ai được chạm đến người ông khi lấy số đo. Nhà viết kịch Moliere, khi đó đang ở phòng khách của tiệm may, đã đưa Portos đến trước gương và lấy số đo từ hình ảnh Portos trong gương.

Các mâu thuẫn phát sinh như sau:

- Mâu thuẫn hành chính, làm sao không chạm vào người Portos mà vẫn có những số đo cần thiết để may quần áo cho Portos.

- Mâu thuẫn kỹ thuật

+ Nếu người được đo là Portos thì các số đo là tin cậy nhưng Portos không cho chạm vào người mình để đo.

+ Nếu người được đo không là Portos thì được chạm vào người đó khi lấy số đo nhưng các giá trị số đo là không tin cậy.

- Mâu thuẫn vật lý, người được đo phải là Portos (A) để đảm bảo độ tin cậy của các số đo và không phải là Portos (-A) để người đo có thể chạm vào người đó khi lấy số đo.

Hình ảnh Portos trong gương chính là Portos mà lại không phải là Portos, giúp giải quyết được vấn đề.

1.2- Mô hình biện chứng về sự phát triển

Mọi sự vận động và phát triển đều phải có hai mặt mâu thuẫn, đối lập là tính ổn định (A) và tính thay đổi (-A) cùng tồn tại thống nhất trong một chỉnh thể, đó là hai mặt mâu thuẫn trong phép biện chứng; ngôn ngữ thường ngày trong xã hội, người ta gọi là “truyền thống” và “biến đổi”, đó là cách gọi phổ biến; ngôn ngữ sinh học tương ứng với các phạm trù “di truyền” và “biến dị”.

Xã hội chỉ có thể phát triển khi có hai mặt đối lập là truyền thống và đổi mới. Truyền thống là sự kế thừa văn hóa đã có từ trước thể hiện tính ổn định, yếu tố đổi mới là tính thay đổi để đưa xã hội thích nghi với hoàn cảnh mới. Tính thay đổi là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Các loài sinh vật chỉ có thể tiến hóa khi có hai mặt đối lập là di truyền và biến dị. Di truyền là sự thừa hưởng bộ gen từ thế hệ trước, thể hiện tính ổn định; biến dị là tính thay đổi, đóng vai trò làm nguyên liệu để cho các loài sinh vật tiến hóa.

Để phù hợp với ngôn ngữ lịch sử, ta gọi mặt ổn định là bảo thủ, mặt thay đổi là ly khai.

Chủ nghĩa bảo thủ (conservatism) xem xét trạng thái ổn định qua các mặt như di truyền về sinh học, các giá trị văn hóa truyền thống, sự kế thừa lịch sử, sự ổn định về tư tưởng và chế độ xã hội...

Chủ nghĩa ly khai (separatism) xem xét trạng thái thay đổi qua các mặt như biến dị về sinh học, sự tiếp nhận các giá trị văn hóa từ bên ngoài, sự thay đổi chế độ qua các thời đại, sự thay đổi các triều đại phong kiến, các trào lưu cải cách...

Nói đến phép biện chứng là nói đến sự phát triển. Mô hình biện chứng về sự phát triển là mô hình biện chứng tổng quát, nó bao hàm cả sự phát triển về tư duy, khoa học - kỹ thuật, xã hội, kinh tế...

Xã hội luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, tuy nhiên không phải mọi sự biến đổi nào cũng đều tích cực. Rất nhiều vấn đề phát sinh sẽ khiến xã hội mục ruỗng nếu chúng ta không biết chọn lọc. Chủ nghĩa ly khai xét lại có nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn biện chứng giữa hai mặt đối lập là chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa ly khai để sàng lọc lại các thành tố thay đổi này và tìm ra sự tiến bộ để phát huy các giá trị tiến bộ, đồng thời chúng ta phải đấu tranh loại bỏ những biểu hiện tiêu cực hoặc lệch lạc.

Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập, vừa có sự đấu tranh vừa có sự thống nhất với nhau nằm trong cùng một chỉnh thể; chính vì thế ta hoàn toàn tìm ra được sự thống nhất giữa hai mặt đối lập này để giải quyết thành công mâu thuẫn.

1.3- Các ví dụ về mô hình biện chứng về sự phát triển

- Hoà nhập chứ không hoà tan

Đó là câu nói biện chứng rất hoàn hảo và rất hiếm mà tôi tìm thấy trong văn chương người Việt. Không biết người Việt có phát hiện ra sự uyên bác của nó hay không, hoặc ngay cả người nói câu này cũng chỉ là người có trí tuệ tầm thường nhưng do "xác suất" và do ông ta nói rất nhiều mà ông ta mới có được câu này.

Đó là hướng tiếp cận theo hai góc độ đối lập nhau, một bên là chủ nghĩa ly khai (hòa nhập) và một bên là chủ nghĩa bảo thủ (không hòa tan). Cách giải quyết của nó là cho phép hai mặt đối lập này cùng tồn tại để chúng cùng tham gia giải quyết vấn đề: Hoà nhập chứ không hoà tan - chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa bảo thủ cùng tồn tại thống nhất. Đây gọi là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập cùng tồn tại thống nhất trong một chỉnh thể.

- Giao lưu tiếp biến văn hoá

Giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) là khái niệm trong ngành nhân học (anthropology) gồm hai mặt mâu thuẫn là tiếp nhận và cải biến. Nó là quá trình giải quyết mâu thuẫn theo chủ nghĩa ly khai (tiếp nhận) và chủ nghĩa bảo thủ (cải biến). Sự dung hòa hai mặt mâu thuẫn theo hai lý thuyết đối lập nhau là bảo thủ và ly khai để tìm ra thành tố phù hợp, tức là ở đây đã xảy ra cách giải quyết mâu thuẫn biện chứng.

Tiếp nhận văn hóa từ xã hội bên ngoài là yêu cầu tất yếu để xã hội chúng ta tiến kịp với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên chúng ta phải biết chọn lọc theo từng thành tố, chỉ tiếp thu những thành tố phù hợp với đặc thù tâm lý và xã hội của riêng mình. Sau đó là quá trình cải tạo các yếu tố từ bên ngoài để hình thành bản sắc riêng cho dân tộc.

Tuy nhiên khái niệm này không thể áp dụng để nghiên cứu tôn giáo vì tôn giáo cần sự ổn định về giáo lý và giáo luật.

- Thuyết tương đối văn hóa

Thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism) là thuật ngữ được triết gia Alain Locke đưa ra vào năm 1924, tuy nhiên trước đó, lý thuyết của nó đã được Franz Boas thiết lập như tiên đề trong nghiên cứu nhân học vào năm 1887. Đó là nguyên tắc mà người ta cần hiểu văn hóa của con người theo quan điểm riêng của nền văn hóa đó.

Ta xét học thuyết này qua hai mặt mâu thuẫn biện chứng.

(1) Xét theo chủ nghĩa bảo thủ

Đây là học thuyết khuyến khích sự đa dạng về văn hóa. Theo lý thuyết này thì người ta không được lấy nền văn hóa của mình làm "trung tâm" để đánh giá nền văn hóa khác. Nền văn hóa của xã hội nào sẽ giúp cộng đồng đó thích nghi với các điều kiện môi trường tại đó. Văn hóa truyền thống thể hiện sự ổn định của cộng đồng theo lịch đại.

(2) Xét theo chủ nghĩa ly khai

Lý thuyết này cũng cần được nhìn nhận ở mức độ hợp lý, không thể cực đoan, vì trong nhiều xã hội kể cả thời hiện đại vẫn tồn tại nhiều hủ tục như các tục hiến tế con người cho thần linh, các tục ăn thịt người... Để xem xét các tục này là hủ tục hay mỹ tục, ta phải xét chúng trong mối quan hệ với các yếu tố xã hội. Các tục nào vi phạm quyền con người thì chúng ta phải loại bỏ.

Ngoài ra nhiều thành tố văn hóa trước đây có thể phù hợp do con người còn thiếu kiến thức như các nghi lễ ma thuật chữa bệnh, chữa bệnh bằng bù chú, chữa bệnh bằng việc cúng tế thần linh nhưng khi chúng ta nhận thức rõ ràng rồi thì các thành tố này không còn phù hợp nữa... Các trào lưu cải cách văn hóa thường đảm nhiệm vai trò giải quyết yêu cầu này.

1.4- Phép biện chứng và chủ nghĩa Darwinism về xã hội

Darwin phát minh ra thuyết tiến hóa và không may là người ta đã hiểu lầm thuyết này và ứng dụng vào phép biện chứng để "giải phóng loài người". Bản thân phép biện chứng và bản thân học thuyết Darwinism là vô tội nhưng nhiều người đã hiểu nhầm hai lý thuyết này một cách máy móc do nhận thức chưa rõ ràng.

Theo thuyết này thì cơ chế để cho các sinh vật tiến hóa là đấu tranh sinh tồn. Cá thể nào mạnh sẽ sống sót, cá thể nào yếu thì bị đào thải. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của cộng sản đã khiến nhiều người ngộ nhận về sự đấu tranh giai cấp như sự đấu tranh sinh tồn theo cơ chế tiến hoá. Đó là những gì đã gây ra thảm họa nhân đạo cho loài người của phong trào cách mạng vô sản. Phép biện chứng cho phép hai mặt đối lập đấu tranh với nhau, ai thắng thì lãnh đạo, ai thua thì ở vị trí thấp.

2. Phép cân bằng động

Tôi xin gọi phương pháp này là "phép cân bằng động", từ “cân bằng động” tạm dịch là “balance of motion”. Mục tiêu của nó là để đưa hệ thống xã hội loài người chuyển động trong trạng thái cân bằng để bảo toàn các thành tố của nó. Phương pháp này đã được người Chăm sử dụng để cải tổ tôn giáo Bàni nhưng tôi là người phát hiện ra và trình bày nó.

Phép cân bằng động dễ gây nhầm lẫn với phép biện chứng. Sau đây là sự so sánh.

- Phép biện chứng: Tư duy phân tích để tìm ra sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, hai mặt đối lập đấu tranh với nhau, cái cũ phát sinh cái mới, cho phép ta dự đoán được tương lai.

- Phép cân bằng động: Tư duy tổng hợp để tạo ra "sự lắp ráp", "sự kết dính" thông qua việc lồng ghép các bộ phận đã có sẵn tạo thành "một thực thể gồm hai bộ phận". Phương pháp này tạo ra sự ổn định giữa hai mặt và tương lai là bất biến.

Phân tích là chia nhỏ, tổng hợp là tập hợp các mảnh nhỏ lại. Tư duy tổng hợp là tìm ra các mối liên hệ làm thống nhất các bộ phận trong hệ thống.




Hình : Vận dụng phép biện chứng và phép cân bằng động để thiết lập sơ đồ về hệ thống tôn giáo của Chăm trong mối quan hệ với thế giới.

 

Sự hình thành chủ nghĩa cộng sản là tư duy phân tích vì nó là một bộ phận trong hệ thống xã hội loài người, có quan hệ biện chứng với chủ nghĩa tư bản và theo thuyết vô thần dựa trên những thành tựu khoa học đương đại. Vì đây là tư duy phân tích theo phép biện chứng nên nó mâu thuẫn với bộ phận còn lại trong xã hội. Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa cộng sản Karl Marx đã có phát ngôn gây sốc: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản nên ông phải biện hộ cho nó, do đó ông phải theo tư duy phân tích để phủ nhận tôn giáo. Cũng đứng trên lập trường chủ nghĩa cộng sản, với cơ chế đấu tranh giai cấp, ông cũng có phát ngôn làm chao đảo các nhà sử học: Lịch sử của tất cả xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Không một người am hiểu lịch sử nào thừa nhận quan điểm này của Karl Marx cả, vì lịch sử loài người không phải chỉ có đấu tranh giai cấp mà quan trọng hơn là lịch sử đấu tranh giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo, dòng tộc, phe phái. Rõ ràng tư duy phân tích của phép biện chứng đã phủ nhận sự tồn tại của các bộ phận khác trong hệ thống toàn vẹn của nó. Đây là điểm yếu của phép biện chứng.

 Tư duy tổng hợp giúp định hướng phân tích và thống nhất các kết quả phân tích lại với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Theo tư duy tổng hợp, ta không cần phải biết cụ thể từng chi tiết trong bộ phận xã hội nhưng phải biết tổng quát về các bộ phận xã hội đó, thông qua đó ta mới ghép đặt các bộ phận này lại với nhau thành một hệ thống.

Về công dụng, phép biện chứng dùng để tạo ra cái mới, tạo ra các chi tiết để xây dựng hệ thống; phép cân bằng động dùng để tập hợp và chọn lọc những chi tiết đã có sẵn rồi lồng ghép, lắp ráp chúng lại tạo thành một hệ thống có cấu trúc gắn chặt vào nhau. Cả hai phương pháp này đều là tư duy hệ thống.

Với cơ cấu tôn giáo thể hiện tư duy ở cả hai chiều là phân tích và tổng hợp thì Chăm có rất nhiều lợi thế.

- Dựa vào phép biện chứng: Chăm liên hệ và kết nối với thế giới thông qua việc giải quyết mâu thuẫn biện chứng, sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.

- Dựa vào phép cân bằng động: Chăm đã "hội tụ" hệ thống thế giới toàn cầu dựa trên mối liên kết tôn giáo, mọi thành tố đều bảo toàn trong quá trình chuyển động ở trạng thái cân bằng. Điều này giúp Chăm làm bạn với các dân tộc, tôn giáo và các quốc gia.

Với sự đấu tranh và hội tụ giữa hai nền văn minh là Christianity và Islam, xã hội Chăm trở thành ĐẦU MỐI GIAO LƯU QUỐC TẾ. Chăm kết nối với thế giới theo phép biện chứng và hội tụ thế giới qua phép cân bằng động.

3. Vấn đề tôn giáo

3.1- Giải quyết mâu thuẫn tôn giáo

3.1.1- Giải quyết mâu thuẫn tôn giáo theo phép biện chứng

- Sự hình thành chủ nghĩa cộng sản

Xã hội loài người được chia cách bởi rất nhiều tôn giáo, làm cách nào để thống nhất?

Như vậy để loại bỏ rào cản này thì chủ nghĩa vô thần đã đóng vai trò trung gian trong việc kết nối các thành viên thuộc các tôn giáo khác nhau. Đó là cách mà loài người loại bỏ sự khác biệt để xích lại gần nhau.

Chủ nghĩa duy vật có tính biện chứng và phép biện chứng trở nên duy vật. Học thuyết này được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Một điều phải cân nhắc là chủ nghĩa vô thần đã trở nên cực đoan khi những người cộng sản thủ tiêu nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp. Thuyết vô thần chỉ phù hợp ở mức độ tương đối, có thể sử dụng thêm thuyết tương đối văn hóa để bổ sung những khiếm khuyết của chủ nghĩa vô thần. Ngoài ra trong thời đại toàn cầu hóa này, chủ nghĩa cộng sản phải chấp nhận nền kinh tế thị trường và tư hữu.

- Cộng sản có phải là một tôn giáo?

Tôn giáo là “niềm tin vào các thực thể tinh thần” (E.B. Tylor). Cộng sản theo thuyết vô thần dựa theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vì vậy cộng sản không phải là tôn giáo.

Tuy nhiên xét theo góc độ về nhận thức thì cộng sản lại có thể được ví như một tôn giáo.

Đó là sự lý giải về nguồn gốc của sự sống, về sự tồn tại của vật chất dựa trên những thành tựu của các lĩnh vực khoa học cụ thể. Điều này có chức năng nhận thức. Các tôn giáo cũng có chức năng nhận thức, lý giải về sự sống. Dựa trên sự tương đồng của chức năng này, cộng sản có thể được so sánh với tôn giáo.

Để giải quyết mâu thuẫn tôn giáo, Chăm lại có cách khác, đó là sự hình thành tôn giáo Bàni.

3.1.2- Giải quyết mâu thuẫn tôn giáo theo phép cân bằng động

- Sự hình thành tôn giáo Bàni

Bàni là tôn giáo Islam sơ khai, kế thừa tín ngưỡng bản địa, các yếu tố Bà La Môn và được tổ chức theo mô hình Bà La Môn để hòa giải xung đột tôn giáo trong xã hội Chăm theo triết lý lưỡng hợp. Đó là cách nhìn sự vật tồn tại theo một cặp phạm trù, chứ không phải đơn lẻ, triết lý phổ biến mà thuyết cấu trúc của Lévi Strauss đã đề cặp. Xét về phương pháp luận thì đây là phép cân bằng động.

Đã có kết luận nhầm lẫn từ các nhà nghiên cứu rằng Bàni (Awal) có quan hệ gắn kết với Bà La Môn (Ahiér) thông qua phép biện chứng. Tôn giáo không thể gắn kết dựa vào phép biện chứng vì tôn giáo cần sự ổn định về giáo lý và giáo luật. Phép biện chứng là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập, cái cũ phát sinh cái mới. Giáo lý và giáo luật cần sự ổn định chứ không thể biến đổi theo phép biện chứng.

Thậm chí có nhà nghiên cứu còn cho rằng Awal - Ahiér là quan hệ âm dương, nữ - nam và là quan hệ giữa hai mặt đối lập trong phép biện chứng. Cần lưu ý rằng không có quan hệ biện chứng giữa giới tính nam và nữ.

 Hai mặt đối lập trong phép biện chứng phải là hai mặt loại trừ nhau. Âm dương chỉ là hai mặt tương phản với nhau, chứ không loại trừ nhau nên âm dương không phải là hai mặt đối lập trong phép biện chứng.

 Trước khi tôi trình bày về phép cân bằng động thì vào khoảng thế kỷ 16 - 17, Chăm đã diễn ra quá trình cải tổ tôn giáo Bàni theo phương pháp luận này. Các giáo sĩ Islam tại Champa mặc dù thờ duy nhất Allah, giữ được đức tin đến tận ngày nay nhưng đã được tổ chức theo mô hình tu sĩ của Bà La Môn.

Nếu sử dụng phép biện chứng để tìm ra sự thống nhất giữa hai tôn giáo thì sẽ phát sinh mặt thứ ba. Trong trường hợp Bàni, tư duy cải tổ tôn giáo chỉ dựa vào phương pháp “lồng ghép” nên không xuất hiện mặt thứ ba.

- Âm mưu lũng đoạn tôn giáo Bàni

Bàni là trung gian kết nối giữa Islam và Bà La Môn. Người Bàni có thể chung sống dễ dàng với Islam và Bà La Môn. Dựa vào đặc điểm này, người Bàni có rất nhiều lợi thế để làm bạn với các cộng đồng tôn giáo này.

Bàni phải duy trì mối quan hệ với cả Islam và Bà La Môn. Người Bàni không được nghe theo quan điểm một chiều để thiên vị bất kì tôn giáo nào.

Tuy nhiên Bàni vẫn phải giữ lập trường là một tôn giáo độc lập. Bất kì âm mưu sáp nhập Bàni vào Islam hay âm mưu sáp nhập Bàni vào Bà La Môn đều sẽ vấp phải sự kháng cự từ người Bàni.

Tình hình thực tế cho thấy ý đồ thâu tóm Bàni không phải chỉ có ở thành phần người Islam cực đoan mà ý đồ này cũng xuất hiện ở một bộ phận người Bà La Môn thiển cận. Không chỉ có vậy, nhiều nhân vật còn xuyên tạc Bàni theo ý đồ tôn giáo của họ.

Người Bàni có thể mượn thế lực của người Bà La Môn để phản kháng lại âm mưu sáp nhập Bàni vào Islam và người Bàni cũng có thể mượn thế lực của người Islam để phản kháng lại âm mưu sáp nhập Bàni vào Bà La Môn.

Bàni phải đấu tranh với các thế lực lũng đoạn tôn giáo. Các vấn đề của Bàni nên để cho người Bàni giải quyết. Người ngoại đạo không được quyền lũng đoạn tôn giáo Bàni.

3.2- Tôn giáo trong mối quan hệ với chính trị

Trên thế giới có tới 10.000 tôn giáo nhưng về cơ bản chúng chỉ chịu sự chi phối của ba nền văn minh là Christianity (Phương Tây), cộng sản (Nga, Trung Quốc) và Islam (Trung Đông).

Về nền văn minh cộng sản, mâu thuẫn giữa hai nước lãnh đạo cộng sản là Nga và Trung Quốc vẫn kéo dài đến bây giờ vì Nga là quốc gia kế tục Liên Xô. Xét về ý thức hệ "tôn giáo", Nga và Trung Quốc cùng chung một ý thức hệ là cộng sản, đều theo thuyết vô thần. Tuy nhiên xét về quyền lợi quốc gia thì Nga và Trung Quốc mâu thuẫn với nhau. Có thể nói Nga và Trung Quốc là hai thế lực đối đầu với nhau về quyền lợi quốc gia để cạnh tranh nhưng họ đều cùng chung ý thức cộng sản.

Mối quan hệ tôn giáo với chính trị thể hiện rõ ở hai thời kỳ.

- Thời kỳ cộng sản trỗi dậy

Cách mạng vô sản Nga diễn ra năm 1917 tạo ra một trào lưu đối lập với phương Tây. Các quốc gia Islam bị phương Tây đô hộ đã nảy sinh ý tưởng liên minh với nước Nga để chống lại phương Tây nhưng liên minh này nhanh chóng tan rã do mâu thuẫn tư tưởng Islam và chủ nghĩa cộng sản. Xét về quyền lợi quốc gia, dân tộc thì họ cùng chung một đối tượng thù địch là phương Tây nhưng về tôn giáo thì Islam mâu thuẫn với chủ nghĩa vô thần và tư tưởng cực tả của cộng sản.

Khi chủ nghĩa cộng sản trỗi dậy thì tất cả các tôn giáo trên thế giới bị phản biện và công kích, thậm chí là bị phỉ báng và giải thể. Tình trạng này khiến các tôn giáo đã đoàn kết lại để chống chủ nghĩa vô thần.

Như ta đã biết sau thế chiến II trật tự hai cực được hình thành do Nga và Mỹ lãnh đạo. Vì Nga theo cộng sản nên tất cả các tôn giáo đã phải nương tựa vào Phương Tây do Mỹ lãnh đạo. Nếu ta chấp nhận cộng sản tồn tại như mô hình một tôn giáo thì Nga chỉ chi phối duy nhất một tôn giáo là cộng sản, trong khi tất cả các tôn giáo khác bao gồm cả Islam, Bà La Môn, Phật giáo... đều do Phương Tây chi phối.

Cũng vì điều này, Mỹ đã hỗ trợ các nước Islam ở Trung Đông trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

- Thời kỳ Islam trỗi dậy

Khi Islam phục hưng trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, nhiều quốc gia ở Trung Đông trở thành đối thủ chính trị đối với Phương Tây. Thành phần truyền giáo Islam đã lấn áp các tôn giáo khác để thu hút tín đồ từ các tôn giáo khác nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng khiến nhiều tôn giáo có nguy cơ bị xóa sổ. Trong tình hình này thì Phương Tây đã tìm cách hỗ trợ các tôn giáo bị Islam lấn áp.

Vì vậy một lần nữa Phương Tây có công trong việc giữ gìn sự đa dạng về tôn giáo trên thế giới.

4. Lịch sử của phong trào thống nhất loài người

Karl Marx (1818 - 1883) với học thuyết cộng sản đã thể hiện tham vọng thống nhất loài người thông qua mô hình biện chứng về quan hệ sản xuất là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, kèm theo nó là thuyết vô thần. Mô hình này đã trang bị cho phe Đồng minh thống nhất loài người và thống trị toàn cầu trong thời chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên mô hình biện chứng về quan hệ sản xuất đã bộc lộ điểm yếu của nó. Phép biện chứng nói chung chỉ cho phép tư duy phân tích, không có khả năng tổng hợp. Phép biện chứng chỉ giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh chứ không có sự kết dính; với tư duy này thì nền hòa bình chỉ được giải quyết bằng các cuộc chiến tranh.

Để thống nhất các quốc gia ta sử dụng phép biện chứng. Để thống nhất các tôn giáo ta phải kết hợp cả hai phương pháp luận là phép biện chứng và phép cân bằng động.

III. TƯ DUY BIỆN CHỨNG ĐỂ HÒA GIẢI DÂN TỘC CHĂM

1- Thực trạng nội bộ Chăm

Sau khi Fulro tan rã nhiều khuynh hướng chính trị đã diễn ra, trong đó có rất nhiều khuynh hướng ly khai và đối lập.

Họ không thành lập các đảng phái chính trị nhưng họ lại thành lập nhiều phe nhóm có sự ràng buộc về quyền lợi giữa các thành viên và quyền lợi phe nhóm luôn luôn hiện diện bên cạnh lý tưởng đấu tranh mà tất cả các phe nhóm thường đề cao lý tưởng của mình là đấu tranh cho cộng đồng dân tộc.

Các phe nhóm Chăm luôn phải đấu tranh với nhau để tranh giành ảnh hưởng trong cộng đồng Chăm và tranh giành sự ủng hộ hoặc sự nhượng bộ của chính quyền Việt Nam.

(1) - Tranh giành ảnh hưởng trong cộng đồng Chăm

Các phe nhóm luôn phải tuyên truyền lý tưởng của mình ở nhiều dạng thức khác nhau, kể cả việc quảng bá hư danh và lý tưởng đấu tranh hão huyền. Họ sẵn sàng công kích, lên án lẫn nhau. Lâu lâu các phe nhóm lại tung lý tưởng đấu tranh phục quốc ở dạng bí mật để chiêu dụ những nhân vật giàu lý tưởng nhưng thiếu lý trí, tuy nhiên hành động này họ phải thực hiện bí mật vì nếu bại lộ thì phe nhóm của họ sẽ bị công an dập tan.

(2) - Tranh giành sự ủng hộ hoặc sự nhượng bộ của chính quyền Việt Nam

Các phe nhóm chính trị này sẵn sàng cung cấp thông tin bất lợi về phe đối lập cho công an để "lập công" và để làm suy yếu phe đối lập. Thậm tệ hơn họ còn cung cấp thông tin sai sự thật và tô hồng lý tưởng đấu tranh của phe đối lập như "âm mưu phục quốc" cho công an để công an chĩa mũi nhọn vào phe đối lập bất chấp sự nguy hiểm của các cá nhân thuộc phe đối lập.

2- Phép biện chứng để thống nhất Chăm

Xã hội luôn luôn tồn tại mâu thuẫn và vận động không ngừng, từ vĩ mô trong phạm vi toàn cầu cho đến phạm vi hẹp hơn là mỗi dân tộc, luôn luôn nảy sinh mâu thuẫn; chính vì thế điều quan trọng là ta giải quyết mâu thuẫn như thế nào.

Đường lối đấu tranh của dân tộc Chăm thời kỳ hậu Fulro dù có nhiều tiếng nói đa chiều nhưng có thể quy về hai mặt đối lập cơ bản theo mô hình biện chứng về sự phát triển, đó là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập là chủ nghĩa bảo thủ (A) và chủ nghĩa ly khai (-A) cùng tồn tại thống nhất trong một chỉnh thể là dân tộc. Về sự thống nhất giữa hai mặt đối lập này ta áp dụng phép biện chứng để giải quyết mâu thuẫn.

Champaka là cơ quan kế tục về truyền thống đấu tranh của dân tộc nên đảm bảo vai trò lãnh đạo về đường lối bảo thủ. Các hội nhóm khác đều phủ định Champaka nên chúng đều là thành phần ly khai. Ly khai là sự đấu tranh với tư tưởng truyền thống, sự đấu tranh với tư tưởng cũ để tìm ra hướng đi mới mà đường lối bảo thủ không đảm nhiệm được. Vấn đề đặt ra là các hội nhóm ly khai cần nhìn nhận lại vai trò của mình, vì trên thực tế các hội nhóm này chỉ tách ra khỏi đường lối bảo thủ theo bản năng yêu ghét hoặc chỉ vì quyền lợi riêng hoặc để tránh “sự nhòm ngó” từ cộng sản mà thôi. Sự thật là họ tách ra và hoạt động độc lập mà không có một nền tảng lý luận nào. Chính vì điều này đã khiến xã hội Chăm trở nên xáo trộn trong một thời gian dài; chỉ vì akhar thrah, người ta đã chứng kiến xã hội Chăm trở nên hỗn loạn.

Một điều dễ thấy là chủ nghĩa ly khai diễn ra không đồng nhất, không có một nền tư tưởng nhất quán nào để trang bị cho các hội nhóm ly khai; tùy theo quyền lợi riêng mà các cá nhân tụ tập lại theo tư tưởng gắn liền với lợi ích của họ. Giữa các hội nhóm ly khai cũng đấu đá lẫn nhau nhưng có một điểm chung là chúng đều xem tư tưởng bảo thủ, Champaka là đối lập.

IV. TƯ DUY BIỆN CHỨNG ĐỂ GIỮ GÌN HÒA BÌNH VÀ PHÁT TRIỂN THẾ GIỚI

1. Dân chủ có phải là mục tiêu của thế giới?

Câu trả lời là không. Dân chủ chỉ là cái vỏ của tự do mà ngay cả tự do cũng không phải là mục tiêu của thế giới.

Mục tiêu của thế giới là hoà bình và phát triển mà nền tảng của hoà bình là sự thống nhất. Sự nghiệp thống nhất thế giới chính là con đường đạt tới mục tiêu sau cùng của nhân loại.

Phương Tây đề cao tự do, dân chủ nhưng đó chỉ là lý thuyết nông cạn. Dân chủ không giải quyết được mâu thuẫn về quốc gia, dân tộc, tôn giáo. Dân chủ chỉ giải quyết được vấn đề giàu nghèo.

Dân chủ được định nghĩa là mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc bầu cử đại diện chính trị.

Giả sử lý thuyết này được áp dụng cho thế giới, mọi người đều có quyền bầu cử cho một chính phủ là đại diện cho họ thì điều này cũng đồng nghĩa với việc dân tộc nào đông dân nhất thì sẽ là dân tộc thống trị và tôn giáo nào đông dân nhất sẽ là tôn giáo thống trị. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.

Dân số là yếu tố quyết định cho nền dân chủ nhưng dân số quá đông chỉ làm cạn kiệt tài nguyên môi trường. Rõ ràng dân chủ không giải quyết được vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Nền dân chủ của phương Tây cần được xét lại. Họ đã tự đề cao nền dân chủ quá đáng trong khi đa phần họ không hiểu sự hạn chế của nền dân chủ.

2- Thế giới đang cần một nền tảng lý luận mới

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự thắng lợi của phe Đồng minh thì các quốc gia của phe Đồng minh đã thống nhất loài người và thống trị thế giới thông qua mô hình biện chứng về quan hệ sản xuất do Karl Marx đề xướng là quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Mỹ lãnh đạo chủ nghĩa tư bản, Nga lãnh đạo chủ nghĩa cộng sản.

Tuy nhiên với sự cạnh tranh của Đức, Italia, Trung Quốc... thì mô hình thống trị của phe Đồng minh đã không còn là mô hình thống trị toàn cầu.

Tư duy biện chứng dựa vào quan hệ sản xuất của nền kinh tế không giải quyết được nhiệm vụ của thời đại. Xã hội loài người không phải chỉ có mâu thuẫn giai cấp mà quan trọng hơn là mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo. Phép biện chứng cần được xây dựng lại để đáp ứng yêu cầu này. Theo tư duy biện chứng của công trình này thì xã hội loài người gồm hai mặt đối lập là chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa ly khai, đây là mô hình biện chứng về sự phát triển đã trình bày ở phần trên.

Theo phong trào mà Karl Marx đề xướng, chỉnh thể chỉ là phe Đồng minh. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập là chủ nghĩa tư bản (A) và chủ nghĩa cộng sản (-A) cùng tồn tại thống nhất trong một chỉnh thể là phe Đồng minh vì mô hình thống trị này do phe Đồng minh lãnh đạo.

Theo tư duy biện chứng của Sri Samri, chỉnh thể là sự tồn tại toàn vẹn của xã hội loài người. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập là chủ nghĩa bảo thủ (A) và chủ nghĩa ly khai (-A) cùng tồn tại thống nhất trong một chỉnh thể là toàn cầu vì mô hình biện chứng này tạo điều kiện cho tất cả các cường quốc cùng tham gia lãnh đạo. Thế giới được nhìn nhận là một chỉnh thể thống nhất.

Thế giới đang cần được trang bị một nền tảng lý luận mới đảm bảo về tư duy hệ thống, cho phép các thành tố mâu thuẫn và đối lập cùng tồn tại chung trong hệ thống toàn vẹn của thế giới. Phép biện chứng và phép cân bằng động sẽ đáp ứng yêu cầu trang bị một nền tảng lý luận mới cho loài người.

3- Đường lối đấu tranh của các quốc gia

- Về chủ nghĩa bảo thủ

Các nước thuộc phe Đồng minh trong thế chiến II là các quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn, tài nguyên nhiều và quá khứ hào hùng nên các quốc gia này đảm bảo vai trò lãnh đạo về đường lối bảo thủ. Các nước Đồng minh bao gồm Nga, Pháp và các quốc gia của người Anh.

Chủ nghĩa bảo thủ có lợi cho phe Đồng minh vì nó bảo tồn trạng thái hiện tại, trở lại các giá trị trong quá khứ hoặc cải tạo xã hội một cách từ từ để duy trì quyền lực và lãnh thổ.

Nước Pháp trước thế chiến II là một trong những đế quốc có lãnh thổ lớn nhất. Tuy nhiên do các thuộc địa của Pháp lần lượt giành độc lập nên lãnh thổ mà người Pháp cai quản ngày nay không còn nhiều. Vì vậy phe Đồng minh chỉ còn hai dân tộc nắm quyền thống lĩnh thế giới cho đến ngày nay là người Anh và người Nga.

- Về chủ nghĩa ly khai

Các nước thuộc phe Phát-xít (Fascism) trong thế chiến II bao gồm Đức và Italia, gần đây là sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc điểm là diện tích lãnh thổ ít và tài nguyên ít. Các quốc gia này đảm nhiệm vai trò lãnh đạo về đường lối ly khai. Ly khai là sự đấu tranh với tư tưởng bảo thủ để tìm ra hướng đi mới mà chủ nghĩa bảo thủ không đảm nhiệm được. Vấn đề đặt ra là các quốc gia theo đường lối ly khai cần phải sát cánh với các quốc gia theo đường lối bảo thủ để cùng tham gia giải quyết các vấn đề trong toàn cầu.

Mô hình biện chứng về sự phát triển giữa chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa ly khai là cách tiếp cận theo lịch đại, có đặc điểm là không đồng nhất. Các mục tiêu cho mỗi nước là không giống nhau do đặc thù lịch sử riêng. Tùy theo lợi ích của mỗi quốc gia, đường lối chính trị sẽ diễn ra theo các xu hướng khác nhau; tuy nhiên các quốc gia theo chủ nghĩa ly khai là đối lập với phe Đồng minh. Bản thân chủ nghĩa bảo thủ của phe Đồng minh đã có một mô hình biện chứng nhỏ hơn là mô hình biện chứng về quan hệ sản xuất đã trình bày ở trên.

Các quốc gia lãnh đạo chủ nghĩa ly khai bao gồm Đức, Italia, Trung Quốc... đóng vai trò cạnh tranh và gây sức ép cho các quốc gia theo đường lối bảo thủ thực hiện đúng chức năng của mình. Phe Đồng minh là những quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên nhiều nên phải có nghĩa vụ trong toàn cầu.

VI. VẤN ĐỀ THỜI SỰ

1. Brexit thể hiện sự liên minh của phe Đồng minh

Brexit (Britian exit) là từ chỉ sự rời khỏi EU của nước Anh.

Phe Đồng minh ở đây chỉ có các quốc gia của người Anh và người Nga, không có Pháp. Phe Đồng minh là sự liên minh giữa các dân tộc sở hữu lãnh thổ rộng lớn, trước đây có Pháp nhưng do các thuộc địa của Pháp lần lượt giành độc lập nên lãnh thổ của người Pháp ngày nay không còn nhiều, vì vậy phe Đồng minh hiện nay thực chất là sự liên minh giữa hai dân tộc là người Anh và người Nga.

Người Anh và người Nga là hai dân tộc thống trị thế giới với trật tự hai cực theo mô hình biện chứng về quan hệ sản xuất giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khi Liên Xô sụp đổ, lúc này người Anh đã đánh bại người Nga để độc quyền thống trị thế giới đến ngày nay.

Mặc dù mâu thuẫn với nhau, Mỹ và Nga vẫn có sự hỗ trợ nhau vì mâu thuẫn giữa họ thực ra là mâu thuẫn biện chứng, đó là mâu thuẫn vừa có sự đấu tranh (-A) vừa có sự thống nhất (A) với nhau. Theo mô hình biện chứng mà Karl Marx đề xướng, hai mặt đối lập là chủ nghĩa tư bản do Mỹ lãnh đạo và chủ nghĩa cộng sản do Nga lãnh đạo có thuộc tính bài trừ, phủ định nhau nhưng cả hai mặt đối lập này đều đồng thời tồn tại và không thể tách rời. Đó là bản chất trong mối quan hệ giữa nước Mỹ và nước Nga.

Diễn giải một cách dễ hiểu là người Anh và người Nga đều là các dân tộc sở hữu lãnh thổ rộng lớn nhất nhì thế giới nên họ cần tương trợ nhau để bảo vệ lãnh thổ.

Sau một thời gian đấu tranh với người Nga khiến người Nga suy yếu, người Anh đã tìm cách hỗ trợ người Nga, đặc biệt là sau đóng góp của người Nga trong cuộc chiến chống IS.

Mặt khác, sự trỗi dậy của Đức và Trung Quốc càng khiến người Nga đánh mất vị trí của mình, người Nga không còn là đối thủ cạnh tranh với người Anh.

Trong khi đó EU được thiết lập với mục đích chính trị là để đối kháng với nước Nga. Rõ ràng EU không còn quan trọng và không còn phù hợp với người Anh.

2. Đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump

Lực lượng Tin Lành của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và người Chăm ở miền Trung phải thất vọng vì sự quay lưng của nước Mỹ. Tại sao tôi có nhận  định này? 

Nước Mỹ đang có nguy cơ đánh mất vị thế siêu cường của mình do khoảng cách về sự phát triển của nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng rút ngắn. Xu hướng của thời đại là khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế là tương đương nhau. Lẽ ra đây phải được xem là dấu hiệu tích cực, thế nhưng do Mỹ có truyền thống giữ vị trí số một trên thế giới lâu dài nên chính quyền Donald Trump lo ngại Trung Quốc sẽ vượt mình, thế là họ bỏ qua mối thù chiến tranh ở Việt Nam để yểm trợ cho Việt Nam chống lại Trung Quốc.

Người Mỹ đừng quên rằng Việt Nam là đồng minh của Nga, chứ không phải là đồng minh của Mỹ. Giả sử Việt Nam mạnh lên thì chủ quyền của các quốc gia trong khu vực như Cambodia, Lào... cũng sẽ bị đe doạ nhưng bất lợi cho Mỹ hơn cả là lực lượng của Nga cũng sẽ lớn mạnh. 

Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tán lực lượng cộng sản thân Nga để hỗ trợ phương Tây. Kể từ khi Mỹ và châu Âu bắt tay với Trung Quốc, nước Nga đã không còn ở vị trí siêu cường như trước. 

Tuy nhiên vấn đề mà ông Donald Trump quan tâm là vị trí của Mỹ bị đe doạ.

Châu Âu được thành lập với mục đích chính trị là để tập hợp lực lượng nhằm đối kháng với nước Nga. Ngay khi Donald Trump ứng cử, người Đức đã phản ứng dữ dội vì ông này có chiến lược thân Nga. Kể từ khi cách mạng tháng Mười ở Nga bùng nổ, châu Âu luôn đứng trước nguy cơ bị xâu xé bởi nội chiến quốc - cộng. 

Chúng ta phải thuyết phục châu Âu và Trung Quốc liên minh với nhau vì họ cùng một mối đe dọa từ Nga. 

Trở lại với vấn đề quan hệ đồng minh, Mỹ và Pháp là đồng minh truyền thống của Chăm và các dân tộc Tây Nguyên. Nay Mỹ đang có vấn đề với Trung Quốc. Hiện nay chúng ta chỉ có thể trông chờ ở Trung Quốc và châu Âu.

3. Chăm nên có mối quan hệ gì với nước Nga?

Hiện nay, Nga là đồng minh duy nhất của Việt Nam trong khi đó đối tượng đấu tranh của Chăm là chính quyền Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến mối quan hệ giữa Chăm với Nga.

Nga là một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới. Nguyên tắc để xây dựng mối quan hệ là chúng ta càng có nhiều bạn càng tốt, trong trường hợp không thể làm bạn với họ thì chúng ta phải tìm cách làm cho họ trung lập, nghĩa là không phải bạn cũng không phải thù.

Chăm có một lực lượng đông đảo là người Islam. Hiện nay, các quốc gia Islam có mối quan hệ rất tốt với Nga trong đó có Malaysia. Chúng ta có thể khai thác mối quan hệ này để nước Nga không trở thành kẻ thù trực tiếp với Chăm.

Chúng ta phải tìm cách làm cho Nga trung lập để họ không yểm trợ cho Việt Nam chống lại Chăm.

Tuy nhiên nguyên tắc của chúng ta trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho dân tộc là đấu tranh. Chúng ta phải đấu tranh với Việt Nam, và chúng ta phải đấu tranh gây sức ép với Nga để Nga không yểm trợ cho Việt Nam chống lại chúng ta.

Động lực đấu tranh của chúng ta là quyền lợi chính đáng của dân tộc, không phải thù hằn, vì vậy chúng ta cũng không nên thù hằn với dân chúng người Việt, tất nhiên là chúng ta càng không thù Nga.

TỔNG KẾT

NGỌN CỜ MỚI CHO PHONG TRÀO THỐNG NHẤT LOÀI NGƯỜI

I. Người khởi xướng: Karl Marx

1. Thống nhất các quốc gia: Mô hình biện chứng về quan hệ sản xuất giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.

Lực lượng lãnh đạo: Phe Đồng minh

- Lãnh đạo chủ nghĩa tư bản: Mỹ

- Lãnh đạo chủ nghĩa cộng sản: Nga

2. Thống nhất các tôn giáo: Thuyết vô thần.

II. Người hoàn thiện: Sri Samri

1. Thống nhất các quốc gia: Mô hình biện chứng về sự phát triển giữa chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa ly khai. Bản thân chủ nghĩa bảo thủ đã có một mô hình biện chứng nhỏ hơn là mô hình biện chứng về quan hệ sản xuất giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.

Lực lượng lãnh đạo: Tất cả các cường quốc.

- Lãnh đạo chủ nghĩa bảo thủ: Mỹ lãnh đạo chủ nghĩa tư bản, Nga lãnh đạo chủ nghĩa cộng sản.

- Lãnh đạo chủ nghĩa ly khai: Đức, Italia, Trung Quốc...

2. Thống nhất các tôn giáo: Thuyết vô thần và phương pháp luận triết học mới nhất là phép cân bằng động.

Tài liệu tham khảo

- Phan Dũng (2010). Tư duy logic, biện chứng và hệ thống. NXB Nhà Xuất Bản Trẻ.

- Lê Sơn Phương Ngọc cùng cộng sự (2010). Lý thuyết nhân loại học. NXB Từ Điển Bách Khoa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Samri vs Satan

Samri là Caliph cho người Bani